Người Nhật dùng dấm để thay cho thuốc bổ hàng ngày và coi đây là 'tiên dược' giúp trường sinh bất lão, nhưng uống dấm như thế nào mới tốt cho sức khỏe?
Chỉ với một cốc nước này mỗi ngày, bạn sẽ sống thọ và dẻo dai như người Nhật
Dấm là một dung dịch hình thành do quá trình lên men thực phẩm tự nhiên nên có vị chua nhẹ đặc trưng. Dấm có rất nhiều loại như dấm gạo, dấm cất, dấm trắng, dấm táo… nhìn chung đều tốt cho sức khỏe nếu như mỗi ngày bạn sử dụng đúng một cốc nhỏ.
Tiêu diệt vi khuẩn, đào thải độc tố
Theo nghiên cứu, người dân Nhật Bản uống dấm nhiều nhất thế giới. Có đến 80% người dân nước này uống dấm vào các thời điểm khác nhau.
Vì thế các chuyên gia tin rằng, tuổi thọ của người Nhật có tỉ lệ vào hàng cao nhất thế giới có thể bắt nguồn từ đây.
Nghiên cứu cũng chứng minh, thành phần và vi khuẩn có lợi trong dấm giúp tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn có hại sinh sôi. Mỗi ngày uống một cốc dấm nhỏ sẽ giúp đào thải độc tố, hạn chế nhiễm trùng các cơ quan nội tạng và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Giúp hạ huyết áp
Với vị chua đặc trưng, dấm là thực phẩm rất tốt giúp bạn ổn định huyết áp. Khoa học đã chứng minh, dấm có thể giải quyết rất tốt tình trạng cao huyết áp đột ngột.
Trong dấm chứa dồi dào canxi và kali giúp điều hòa huyết áp ở mức ổn định và làm giảm khi huyết áp tăng. Bên cạnh đó, dấm cũng ức chế tình trạng cholesterol cao nhờ hoạt động mạnh mẽ của pectin. Bạn có thể dùng dấm để uống sống hoặc làm nước trộn salad cũng rất tốt.
Chống ung thư hiệu quả
Tại Nhật, tỉ lệ mắc bệnh ung thư vào hàng thấp nhất cũng được chứng minh là có liên quan đến dấm. Người ta tin rằng, chính chế độ ăn có chứa nhiều dấm đã hạn chế tình trạng ung thư của nước này.
Nghiên cứu chứng minh, các men tự nhiên trong dấm có tác dụng chống sự hình thành các khối u ác tính, loại bỏ độc tố, ngăn ngừa hình thành chất nitrosamine, thúc đẩy sự trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó sức đề kháng của cơ thể được nâng cao giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Nuôi dưỡng quả tim khỏe mạnh
Vì có khả năng hạ huyết áp nên dấm cũng giúp nuôi dưỡng quả tim khỏe mạnh. Một vài chuyên gia dinh dưỡng nhận định, dấm có khả năng ức chế cơn thèm ăn, từ đó giúp ngăn ngừa hội chứng béo phì nguy hiểm.
Đặc biệt, dấm cũng có khả năng trung hòa và điều tiết lượng đường một cách hợp lý bên trong cơ thể. Một số bệnh nhân tiểu đường được khuyên uống một thìa lớn dấm mỗi ngày để hạn chế sự thèm ăn và ngăn chặn đường tăng đột ngột. Những điều này giúp nuôi dưỡng một trái tim khỏe mạnh, hạn chế tối đa chứng nhồi máu cơ tim.
Chống ô xy hóa, tăng cường miễn dịch
Đối với người mệt mỏi, một thìa dấm pha với đường sẽ cải thiện tình hình rất tốt. Một lượng dấm vừa phải dung nạp vào cơ thể sẽ giúp làm giảm hàm lượng axit lactic, từ đó giúp các bó cơ được thư giãn tối đa và hạn chế tình trạng đau nhức.
Đặc biệt hơn, dấm cũng là một vị thuốc bổ tự nhiên giúp cơ thể chống lại tình trạng oxy hóa. Chính điều này nên dấm có khả năng chống lại sự lão hóa cực tốt, kiểm soát tối đa các gốc tự do trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho người lớn tuổi.
Những người không nên ăn dấm
Tuy nhiên, dấm lại “chống chỉ định” với nhiều người
Đói
Khi đói, lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, khi kết hợp với thành phần axit của dấm dẫn tới dư thừa, từ đó càng làm tăng cảm giác cồn cào, thậm chí là đau bụng, khó chịu.
Thường xuyên ăn các món ăn có chứa dấm khi đói sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới dạ dày và hệ tiêu hoá.
Ngược lại, 1 thìa dấm nhỏ sau khi ăn 1h lại là liều thuốc kích thích tiêu hoá hiệu quả nhất.
Gãy xương
Khi bị gãy xương, cơ thể bạn sẽ thiếu hụt canxi do phải tập trung phục hồi cho chỗ xương bị gãy. Ăn dấm lúc này sẽ càng làm xương trở nên mềm và khó lành do môi trường axit sẽ làm mất cân bằng lượng canxi trong cơ thể.
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh nên hạn chế ăn dấm bởi dấm có thể làm nặng thêm chứng bệnh loãng xương cũng như tình trạng đau khớp khi về già.
Dị ứng và huyết áp thấp
Dấm sẽ làm các triệu chứng dị ứng như phát ban, phù nề, ngứa, hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
Người huyết áp thấp ăn giấm sẽ càng thấy chóng mặt, đau đầu hơn.
Loét dạ dày
Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều dấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn bởi thành phần axit hữu cơ trong giấm càng kích thích sự tiết dịch vị và axit của lớp niêm mạc trong dạ dày.
Uống thuốc tây
Dấm có thể làm thay đổi độ pH cân bằng trong cơ thể. Khi đang uống một loại thuốc tây nào đó, bạn không nên dùnggiấm bởi thành phần sulfathiazole trong thuốc dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận.
Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn dấm sẽ làm giảm hoặc mất đi hoàn toàn tác dụng của thuốc.
Bị sỏi mật
Người bị sỏi mật khi ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính axit vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.
- Những lợi ích thần kì của việc đạp xe khiến bạn không còn muốn lười!(28/10/2019)
- Tập thể dục tại nhà cùng xe đạp Takasima(25/10/2019)
- Lưu ngay cách giảm mỡ bụng nhanh chóng và hiệu quả giúp bạn sở hữu vòng eo con kiến.(21/10/2019)
- Béo bụng và những nguy cơ tiềm ẩn(18/10/2019)
- Tác dụng của việc massage chân(17/10/2019)
- Chạy bộ mang lại cho bạn vô vàn lợi ích(29/08/2018)
- Tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe(29/08/2018)
- Tập thể dục: không phải cứ tập nhiều là sẽ tốt(29/08/2018)
- Những loại vitamin và khoáng chất không thể thiếu ở độ tuổi 50(29/08/2018)
- 10 lợi ích bất ngờ từ việc đi bộ(29/08/2018)
- Lên thực đơn cho người bị suy thận(28/08/2018)
- Áp dụng phương pháp “Ngủ đúng - Ngủ sạch” khi nghỉ trưa ở văn phòng để không xấu da, hỏng dáng(28/08/2018)
- Sữa đậu nành tốt nhưng phải biết uống đúng cách(28/08/2018)
- 12 lợi ích sức khỏe không ngờ từ đậu bắp(28/08/2018)
- Mình hạc xương mai” mà vòng eo vẫn “bánh mì” là do 7 lý do sau(28/08/2018)
- Bí quyết hóa giải trầm cảm sau tai biến mạch máu não(28/08/2018)