Cấu tạo của bàn chân
– Bàn chân gồm: Mu bàn chân, gan bàn chân, cổ chân, gót chân, ngón chân.
– Cấu tạo của chân bao gồm: xương, bắp cơ, mạch máu và hệ thần kinh.
– Hai bàn chân có 62 trung khu phản xạ với các đầu tận cùng thần kinh, huyệt vị liên quan đến toàn cơ thể con người.
– Bàn chân tập trung đầu mút tận cung thần kinh thuộc loại “phản ứng nhanh”.
Nguyên lý hoat động của bàn chân
Tim co bóp đưa máu mang chất bổ dưỡng nuôi toàn cơ thể. Còn bàn chân, nơi xa tim nhất chịu sức nặng theo kiểu dồn nén từ trên xuống. Trong lòng tĩnh mạch có van ngăn không cho máu chảy ngược, hệ cơ ở chân góp sức ép đẩy máu chảy về tim. Máu đẩy đến chân thì dễ nhưng máu tĩnh mạch chảy ngược về tim thì lại khó. Khi hai chân được cử động đều đặn chúng giống như một cái máy bơm có tác dụng bơm máu về tim. Bởi vậy các chuyên gia thường ví “chân là trái tim thứ hai của cơ thể”.
Ảnh hưởng từ công việc đến bệnh lý của đôi bàn chân
-Nhân viên bán hàng, tiếp viên…làm việc ở tư thế đứng hoặc ngồi suốt ngày, khi nghỉ sẽ thấy đôi chân bị tê, vận động khó.
Nhân viên văn phòng là đối tượng dễ mắc các bệnh lý về chân (Ảnh minh họa)
– Ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài đối với người làm việc trong văn phòng khiến chân bị xuống máu, sưng phù….
– Những người làm việc nặng nhọc, nghề bốc vác…sức nặng dồn về bàn chân lâu ngày cũng gây nên bệnh đau chân, tê chân….
– Những người là vận động viên, nghề hướng dẫn viên du lịch, kiểm lâm….phải di chuyển nhiều dễ mắc những bệnh đau gót chân, viêm khớp cổ chân….
– Ngoài ra việc mang các loại giày, dép …làm bàn chân bị tù túng, tuần hoàn ở bàn chân khó lưu thông máu.
Các biện pháp giữ gìn sức khỏe cho đôi bàn chân
– Khi ngồi lâu, nên duỗi chân để làm cho chân dẻo dai hơn, giúp ích cho sự hoạt động củachân.
– Để duỗi bắp chân và gót chân, bạn phải đứng cùng hướng với một bức tường sao cho mép chân ngang về một bên và hơi gập ở đầu gối. Đi từng bước một và dùng cánh tay phải để chống vào tường, giữ chân trước gập và chân sau duỗi thẳng. Cả 2 bàn chân cùng áp vào sàn. Khi thực hiện điều này, bạn sẽ cảm thấy các cơ đang giãn ra ở gót và bắp chân. Giữ và dần dần trở về vị trí đứng ban đầu. Thực hiện động tác này với mỗi chân khoảng 5 lần.
Tập luyện cho đôi bàn chân (Ảnh minh họa)
– Ngồi xổm trong vòng 10 phút sau một ngày dài giúp cho chân được lưu thông hơn.
– Giữ các ngón chân thẳng rồi xoay ngón chân.
– Giơ các ngón chân lên, giữ và uốn trong 5 giây, lặp đi lặp lại 10 lần rất tốt cho ngón chân bị chuột rút hoặc bị kẹp.
– Xoay vòng bàn chân thường xuyên nếu ngồi nhiều.
– Thay đổi độ cao giày, dép hàng ngày. Nếu thường xuyên sử dụng giày nên dùng giày cao khoảng 2cm.
- Mát-xa chân: Hai tay nắm lấy cẳng chân phía gần gót, vừa ấn nhẹ hai ngón cái lên da vừa di chuyển tay lên phía trên đầu gối rồi lại xuống phía dưới gót chân (thực hiện 30 lần cho mỗi chân)
Massage chân có lợi cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
– Giữ ấm cho đôi bàn chân.
– Sử dụng dụng cụ massage chân hàng ngày
Ngâm chân chữa bệnh
Từ xa xưa, thời vua chúa phong kiến chúng ta đã thấy họ dùng phương pháp ngâm chân để phòng bệnh và chữa bệnh. Ngày nay y học phát triển, các bài thuốc kết hợp ngâm chân được sử dụng rộng rãi trong dân chúng đã đem lại kết quả tốt cho sức khỏe của con người.
Đặc điểm: Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng lưu thông máu, thông kinh, hoạt lạc, ôn hòa phủ tạng, kích thích các đầu mút thần kinh.
Ưu điểm: Tiện lợi, không có tác dụng phụ, hiệu quả, không đau đớn và an toàn.
Ngâm chân chữa bệnh (Ảnh minh họa)
Chữa mất ngủ:
Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần đảm bảo chỗ ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái.
Chữa di tinh, xuất tinh sớm:
Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục.
Chữa đau gót và viêm khớp cổ chân:
Dùng nước thuốc gồm: Thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g, hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
Chữa viêm tắc tĩnh mạch chân:
Dùng thủy điệt 30g, thổ nguyên 10g, đào nhân 10g, tô mộc 10g, hồng hoa 10g, huyết kiệt 10g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử 10g, quế chi 20g, địa long 30g, cam thảo 15g, nhũ hương 10g, mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào chậu. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.
Phương pháp thực hiện
– Dùng các loại nước sạch: nước máy, nước khoáng….
– Nhiệt độ ngâm chân từ 38 độ trở lên.
– Chiều cao nước ngâm chân: ngập chừng 20cm.
– Thời gian ngâm chân: 20 đến 30 phút
Lưu ý: Khi dùng nước thuốc ngâm rửa chân, cần chọn các vị thuốc thích hợp theo chỉ định của bác sỹ. Không dùng thuốc có tính kích thích mạnh và ăn mòn.
Chân ở xa tim nên nhiệt độ thường thấp hơn nhiệt độ ở phần trên của cơ thể. Mùa đông tỷ lệ trẻ em và người lớn mắc bệnh đường hô hấp cao hơn mùa hè dù đã giữ ấm cổ nhưng đã quên đi việc giữ ấm bàn chân. Điều này cho thấy chân và hệ thống miễn dịch có quan hệ mật thiết đến nhau. Chính vì vây bảo vệ đôi bàn chân là việc làm cần thiết mang lại sức khỏe cho mỗi người.
- Hướng dẫn một phút massage thư giãn bàn chân(17/10/2019)
- Ghế Massage Chân Takasima – Đừng Mua Cho Đến Khi Đọc Qua Điều Này(01/09/2018)
- Hướng dẫn để có eo thon, không béo bụng(01/09/2018)
- 8 phương pháp THIỀN cực dễ thực hiện(01/09/2018)
- Bài tập 1 phút - Thư giãn cả ngày và sống thọ thêm 20 năm(01/09/2018)