Bạn cho rằng tập thể dục là tốt và cứ tập càng nhiều thì càng tốt. Chính xác, tập thể dục là tốt nhưng nếu tập quá nhiều, quá nặng hoặc nghiện tập thể dục thì hậu quả vô cùng khôn lượng.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí thể thao Australia, Alimentary Pharmacology and Therapeuticscho thấy, áp lực sinh lý lớn lên cơ thể là thủ phạm dẫn tới hội chứng ruột rò rỉ (LGS) - một chứng bệnh khi thành ruột yếu đi, khiến cho vi khuẩn và độc tố dễ dàng đi vào máu.
Hội chứng ruột rò rỉ chỉ là một trong những hậu quả mà bạn phải gánh chịu nếu tập thể dục quá nhiều.
1. Nhịp tim bất thường
Từ nhiều năm qua, những người yêu thích thể thao luôn nghĩ rằng thuốc lá, caffeine và chất kích thích mới là nguyên nhân chính gây nhịp tim bất thường.
Nghiên cứu do Tạp chí Tim mạch châu Âu công bố năm 2013 cho thấy, lạm dụng các bài tập đốt mỡ, đặc biệt với những người có tiền sử gia đình bị nhịp tim bất thường, có thể dẫn tới sự suy giảm sức khỏe tim mạch.
Những người thường xuyên tập luyện các môn thể thao sức bền có nguy cơ gây ra những thay đổi cấu trúc vĩnh viễn ở cơ tim.
Những thay đổi như vậy khiến vận động viên bị mắc chứng nhịp tim bất thường (arrhythmia) và tăng nguy cơ đột tử vì truỵ tim.
2. Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng
Nghiên cứu về hội chứng tập luyện quá mức (Overtraining Syndrome) cho thấy, những người không đảm bảo được mức độ tập luyện phù hợp với cơ thể biểu hiện chỉ số sinh hoá (biochemical markers) tương tương với những người bị trầm cảm mạn tính.
Về mặt hành vi, những người tập luyện quá mức và những người bị trầm cảm mạn tính đều có biểu hiện của động lực kém, mất ngủ và dễ cáu bẳn.
Một nghiên cứu ở trường Đại học Kỹ thuật Munich (Đức) phát hiện ra: những vận động viên trẻ tuổi không có đủ thời gian để hồi phục sau stress và chấn thương tăng nguy cơ trầm cảm lên 20%.
3. Xương yếu đi
Không chỉ những người tập luyện quá nhiều bị nguy cơ đau ốm cao hơn mà họ còn có thể phải đối mặt với tình trạng liệt giường cao gấp đôi do sự can thiệp của cortisol với sức khỏe xương.
Khi cortisol có trong máu, nhiều mô xương bị phân huỷ hơn so với được tích luỹ.
Điều này có nghĩa là với những người nghiện tập luyện, mà cơ thể được đặt trong tình trạng stress mạn tính, nguy cơ rạn, vỡ xương của họ cũng tăng lên.
Mật độ xương giảm đi một cách tất yếu, sẽ dẫn tới nhiều chứng bệnh nghiêm trọng như loãng xương, viêm khớp.
Làm thế nào để biết bạn đã tập luyện quá mức?
Triệu chứng của tập luyện quá mức không giống nhau ở mọi người và một biểu hiện không chứng minh tất cả. Tuy nhiên nếu có các biểu hiện sau thì bạn cần theo dõi lại sức khỏe cơ thể và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
- Giấc ngủ không ngon
- Đau cơ
- Thể hiện yếu kém trong khi tập
- Không thể hoàn thành buổi tập
- Dễ cáu gắt, khó tính
- Mất cảm giác ngon miệng
- Mất ham muốn tình dục
- Hạch bạch huyết bị sưng
- Nhịp tim bất thường
Nói tóm lại, tập thể dục là cần thiết nhưng bạn phải tập một cách khoa học nhất thì mới đạt hiệu quả.
- Những lợi ích thần kì của việc đạp xe khiến bạn không còn muốn lười!(28/10/2019)
- Tập thể dục tại nhà cùng xe đạp Takasima(25/10/2019)
- Lưu ngay cách giảm mỡ bụng nhanh chóng và hiệu quả giúp bạn sở hữu vòng eo con kiến.(21/10/2019)
- Béo bụng và những nguy cơ tiềm ẩn(18/10/2019)
- Tác dụng của việc massage chân(17/10/2019)
- Chỉ với một cốc nước này mỗi ngày, bạn sẽ sống thọ và dẻo dai như người Nhật(29/08/2018)
- Chạy bộ mang lại cho bạn vô vàn lợi ích(29/08/2018)
- Tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe(29/08/2018)
- Những loại vitamin và khoáng chất không thể thiếu ở độ tuổi 50(29/08/2018)
- 10 lợi ích bất ngờ từ việc đi bộ(29/08/2018)
- Lên thực đơn cho người bị suy thận(28/08/2018)
- Áp dụng phương pháp “Ngủ đúng - Ngủ sạch” khi nghỉ trưa ở văn phòng để không xấu da, hỏng dáng(28/08/2018)
- Sữa đậu nành tốt nhưng phải biết uống đúng cách(28/08/2018)
- 12 lợi ích sức khỏe không ngờ từ đậu bắp(28/08/2018)
- Mình hạc xương mai” mà vòng eo vẫn “bánh mì” là do 7 lý do sau(28/08/2018)
- Bí quyết hóa giải trầm cảm sau tai biến mạch máu não(28/08/2018)